Khái niệm Hán phục Phong_trào_Phục_hưng_Hán_phục

Dựa theo quyển Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển (tiếng Trung Quốc: 中國衣冠服飾大辭典), từ "Hán phục" có nghĩa là "trang phục của người Hán". Thuật ngữ này, tuy không được sử dụng phổ biến trong thời cổ đại, nhưng vẫn có thể được tìm thấy trong một số ghi chép lịch sử từ các triều đại Hán, Đường, Tống, Minh, Thanhthời dân quốc ở Trung Quốc.[17][18][19][20][21]

Các nhà phê bình cho rằng thuật ngữ "Hán phục" là một sự phát triển của thời hiện đại. Một bài báo do Newsweek của Trung Quốc (tiếng Trung: 中国新闻周刊) xuất bản vào tháng 9 năm 2005 viết rằng từ này không có trong từ điển chính thống về Hán ngữ tiêu chuẩn là cuốn "Từ điển Hán ngữ hiện đại" (tiếng Trung: 現代 漢語 詞典) và nó được người dùng Internet đặt ra vào khoảng năm 2003.[22]

Giáo sư Trương Tiển (tiếng Trung: 張跣) của Học viện Chính trị Thanh niên Trung Quốc khẳng định rằng từ "Hán phục" là một khái niệm hiện đại được công khai bởi những sinh viên ủng hộ phong trào Hán phục, những người đã tạo ra một tiêu chuẩn về thời trang người Hán thời tiền Thanh mà không có nghiên cứu học thuật chính xác và tuyên truyền nó trên bách khoa toàn thư trực tuyến như Baidu Baike và Hanwang. Cùng quan điểm đó, học giả người Mỹ về xã hội Trung Quốc đương đại, giáo sư Kevin Carrico của Đại học Macquarie đã khẳng định rằng không có lịch sử rõ ràng nào chỉ ra rằng có bất kỳ trang phục cụ thể nào tồn tại dưới cái tên "Hán phục".

Nhà nghiên cứu người Trung Quốc Hoa Mai (tiếng Trung: 華梅), khi được phỏng vấn bởi các sinh viên ủng hộ phong trào Hán phục vào năm 2007, đã nhận ra rằng việc xác định Hán phục không phải là vấn đề đơn giản, vì không có phong cách thống nhất của thời trang Trung Quốc trong suốt hàng thiên niên kỷ lịch sử. Vì sự phát triển không ngừng của nó, bà đặt câu hỏi rằng phong cách thời kỳ nào có thể được coi là truyền thống. Tuy nhiên, bà giải thích rằng Hán phục trong lịch sử thường được dùng để chỉ quần áo bản địa của Trung Quốc nói chung. Nhận thấy rằng trang phục được phong trào quảng bá thường xuyên nhất dựa trên khúc cư (曲裾) và trực cư (直裾) thời Hán, bà gợi ý rằng các phong cách khác, đặc biệt là thời Đường, cũng sẽ là ứng cử viên cho sự phục hưng hán phục theo định nghĩa này.[23]

Đến năm 2020, loại trang phục phổ biến trong phong trào Hán phục là trang phục thời Minh, loại trang phục còn lại nhiều tư liệu nhất của một thời đại do người Hán cai trị.

  • Sinh viên mặc Hán phục tại lễ hội đèn lồng của Đại học Sư phạm Tứ Xuyên.
  • Những người trẻ mặc Hán phục bên ngoài cửa đình của Đại học Sư phạm Khúc Phụ.

Giáo sư Đại học Aichi, nhà nhân chủng học văn hóa Chu Tinh (tiếng Trung: 周星) cho rằng thuật ngữ "Hán phục" không được sử dụng phổ biến trong thời cổ đại và dùng để chỉ trang phục truyền thống như tưởng tượng của những người tham gia phong trào Hán phục, ông lưu ý rằng thuật ngữ này nói chung là quần áo mà người Hán mặc nói chung, nhưng ngược lại, ông lập luận rằng, trên cơ sở này, nó không giống với Hán phục như những người tham gia phong trào định nghĩa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phong_trào_Phục_hưng_Hán_phục http://www.bjreview.com.cn/forum/txt/2007-07/10/co... http://www.zhpd.com.cn/bigger/2013/0924/13742_2.ht... http://m.thepaper.cn/newsDetail_forward_1342245 http://news.eastday.com/c/20070426/u1a2794706.html http://news.phoenixtv.com/mainland/200704/0405_17_... http://www.rujiazg.com/article/id/3574/ http://polaris.gseis.ucla.edu/yanglu/ecc_culture_c... http://chinaheritage.net/journal/chinas-state-of-w... http://www.ijosser.org/web/vol1issue4.html https://books.google.com/books?id=QiM2pF5PDR8C&pg=...